Phố cổ Hội An nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam là một điểm đến lý tưởng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 04/12/1999. Sự công nhận này đến từ việc Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự giao thoa văn hóa đa phương và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị Châu Á xưa cũ được bảo tồn nguyên vẹn. Phố cổ Hội An có khí hậu nhiệt đới với hai mùa rõ rệt. Trong đó, thời điểm đẹp nhất để du lịch là mùa khô (từ tháng 2 đến tháng 4 hoặc từ tháng 5 đến tháng 8), khi tiết trời khô ráo, nắng nhẹ, thích hợp cho việc khám phá và tham gia các lễ hội văn hóa độc đáo.

Khi đến Hội An, du khách có thể tham quan nhiều địa điểm nổi bật như Chùa Cầu (biểu tượng của Hội An), các nhà cổ Tấn Ký, Phùng Hưng, Quân Thắng, Đức An với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử sâu sắc. Ngoài ra, các hội quán sầm uất một thời như Phúc Kiến, Triều Châu (Chùa Ông), Quảng Đông cũng là nơi lưu giữ nét văn hóa riêng biệt. Các bảo tàng như Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về lịch sử, khảo cổ và đời sống của cư dân địa phương.

Toàn cảnh phố cổ Hội An
Toàn cảnh phố cổ Hội An

Để có trải nghiệm trọn vẹn, du khách có thể đắm chìm trong đêm rằm huyền ảo với hoạt động thả đèn hoa đăng trên sông Hoài, lắng nghe Bài Chòi – Di sản Văn hóa Phi vật thể, hay tham quan các làng nghề truyền thống như làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế và làng mộc Kim Bồng. Show diễn “Ký ức Hội An” cũng là một lựa chọn tuyệt vời để hiểu sâu hơn về lịch sử qua nghệ thuật biểu diễn. Hội An còn là thiên đường may đo áo dài lấy nhanh và là nơi thưởng thức những món đặc sản trứ danh như Cao Lầu, Mì Quảng, Bánh Mì Phượng, Cơm Gà Hội An, Bánh Vạc và Hoành Thánh. Để di chuyển thuận tiện, du khách có thể thuê xe đa dạng loại hình từ Hoài Travel. Đơn vị cam kết giá cả minh bạch, xe an toàn và tài xế chuyên nghiệp. Về chỗ ở, du khách có thể lựa chọn từ homestay tiết kiệm (từ 200.000 VNĐ/đêm/người) đến khách sạn, resort 5 sao sang trọng (từ 1.500.000 VNĐ/đêm), tùy theo nhu cầu và ngân sách.

Phố cổ Hội An ở đâu?

Nằm phía Nam, cách trung tâm thành phố Đà Thành khoảng chừng 30km, phố cổ Hội An từ xưa đến nay vẫn luôn là điểm dừng chân lý tưởng cho mọi du khách. Phía đông phố cổ tiếp giáp cùng Biển Đông rộng lớn. Phía tây lại nằm cạnh thị xã Điện Bàn. Vì thế, có thể nói rằng, nơi đây thiên thời, địa lợi nhân hoà, cho du khách nhiều trải nghiệm và địa điểm du lịch hấp dẫn.

Cách di chuyển đến Phố Cổ Hội An

Để tới phố cổ Hội An, du khách có thể đi bằng nhiều phương tiện khác nhau. Đó có thể là tàu hoả, máy bay, xe khách hay các phương tiện cá nhân. Mỗi một loại hình di chuyển đều mang các nét ưu và nhược điểm riêng, cụ thể:

  • Máy bay: Tới Hội An bằng máy bay, du khách cần mua vé bay đến sân bay Đà Nẵng. Bạn có thể mua vé của các hãng bay khác nhau như Vietnam Airline, Vietjet, Bamboo… Thời gian di chuyển trung bình tới sân bay là 1 giờ đồng hồ. Vừa nhanh, tiện lợi vừa cho phép du khách tối ưu lịch trình du lịch. Điểm trừ là có giá vé cao hơn so với các phương tiện khác.
  • Tàu hoả: Đi bằng tàu hoả, du khách cần dừng ở ga Đà Nẵng. Sau đó, thuê xe máy hoặc gọi taxi vào phố cổ. Giá vé tàu hoả từ các thành phố lớn đến phố cổ thường dao động từ 400.000 – 1.000.000 VNĐ
  • Xe khách: Thời gian di chuyển bằng xe khách thường sẽ khá lâu, mất trung bình từ 18 – 20 tiếng. Giá mỗi lượt đi dao động trong ngưỡng từ 400.000 – 500.000 VNĐ. Tuy nhiên, loại hình phương tiện này không phù hợp với người bị say xe.
  • Xe cá nhân: Nếu bạn có nhiều thời gian, muốn tiết kiệm kinh phí thì có thể thử đi “phượt” bằng xe máy hoặc ô tô gia đình. Đường tới Hội An bằng phẳng, dễ đi. Vì thế, các bạn có thể chủ động cầm tay lái mà không cần lo lắng bất cứ điều gì
Du khách có thể tới Hội An bằng nhiều phương tiện khác nhau
Du khách có thể tới Hội An bằng nhiều phương tiện khác nhau

Lịch sử thăng trầm của thương cảng Faifo

Phố cổ Hội An chính thức được hình thành vào năm 1527. Tên gọi ban đầu của phố cổ là Lâm Ấp Phố. Nơi đây được biết tới là một thương cảng giao thương của những thương nhân người Ả Rập, Ba Tư và Trung Quốc.

Vào cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 18 là giai đoạn huyền thoại của thương cảng Faifo. Lúc này, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong thực hiện chính sách mở cửa ngoại thương, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài tới mua bán, kinh doanh, tổ chức hội chợ,.. Những thương nhân quốc tế đầu tiên đến với thương cảng Faifo trong giai đoạn này là người Nhật. Họ mang đến đồng tiền, sắt, đồ gia dụng cùng với tơ lụa, đường và trầm hương. 

Hình ảnh về thương cảng Faifo sầm uất
Hình ảnh về thương cảng Faifo sầm uất

Sau đó, nối tiếp người Nhật là các thương nhân người Hoa. Họ tới đây và xây dựng nên khu phố Hoa với rất nhiều hội quán và đền miếu. Sau người Hoa là hàng loạt các thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

Faifo lúc này trở thành nơi trao đổi các loại hàng hoá nổi tiếng khắp thế giới. Từ trầm hương, quế, tơ lụa, tiêu, ngà voi…Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20, Nhật áp dụng chính sách toả quốc cùng với sự uy yếu đồng loạt của triều đại phong kiến Trung Hoa, thương cảng dần lụi tàn. Thêm vào đó, các chính sách của triều Nguyễn thắt chặt ngoại thương đã làm cho Faifo trở thành thị trấn nhỏ bé, trầm lặng.

Mãi đến cuối thế kỷ 20, thương cảng mới bắt đầu được hồi sinh, bảo tồn, trùng tu và trở thành dáng vẻ Hội An như bấy giờ.

Vì sao Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Vào ngày 04 tháng 12 năm 1999, phố cổ Hội An đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá thế giới. Sự công nhận này đến từ việc:

Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật nhất của sự giao thoa của nhiều nền văn hoá đa phương ở các thời kỳ trong thương cảng. Rất nhiều giá trị kiến trúc và văn hoá phi vật thể vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến đời sống của người dân Việt Nam chúng ta.

Phố cổ Hội đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới
Phố cổ Hội đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới

Nguyên do thứ 2 được UNESCO nêu rõ rằng, Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị Châu Á xưa cũ vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị xưa. Ghé thăm nơi đây, ai ai cũng bồi hồi về một huyền thoại thương cảng Faifo và sự sầm uất trước kia. Đồng thời, chúng ta cũng dễ dàng chìm đắm trong khung cảnh cổ kính tuyệt đẹp nơi đây.

Nên đi du lịch Phố Cổ Hội An mùa nào đẹp nhất?

Phố cổ Hội An chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới với 2 mùa mưa khô rõ ràng. Vào mùa khô (từ tháng 2 – tháng 9), tiết trời ở Hội An khô ráo, nền nhiệt trung bình, không quá nắng nóng như ở Sài Gòn hay nhiều nơi khác. Vào mùa mưa (từ tháng 10 – tháng 12), tiết trời Hội An có phần se lạnh và đón nhiều cơn mưa, bão.

Vậy, du lịch phố cổ Hội An mùa nào đẹp nhất? Đáp án là vào mùa khô ở 2 thời điểm từ tháng 2 – tháng 4 hoặc từ tháng 5 đến tháng 8. Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, phố cổ đều có nắng nhẹ, ít mưa, cây cối đâm chồi nảy lộc. Vì thế, đặc biệt thích hợp để du khách dạo chơi, chiêm ngưỡng và khám phá các địa điểm du lịch tuyệt vời ở phố cổ.

Nến tới phố cổ vào những tháng mùa khô
Nến tới phố cổ vào những tháng mùa khô

Từ tháng 5 đến tháng 8, tiết trời nắng hơn nhưng số ngày nắng gắt không nhiều. Bù lại, vào khoảng thời gian này, du khách có thể mặc sức lặn ngắm san hô ở biển đảo hay Cù Lao Chàm. Thêm vào đó, đây cũng là thời điểm mà Hội An liên tục có các lễ hội văn hoá độc đáo. Vì thế, du khách đừng quên dành thời gian hoà mình vào không khí vui vẻ này nhé!

Từ khoảng giữa tháng 10 đến tháng 12, Hội An thường đón nhiều cơn mưa, thậm chí là có bão. Do đó, nếu du khách tới đây với mục đích nghỉ dưỡng, check in và khám phá các địa điểm đẹp thì nên cân nhắc đi vào thời điểm này.

Các địa điểm tham quan tại Phố Cổ Hội An nên ghé

Mặc dù diện tích phố cổ Hội An không quá rộng nhưng nơi đây lại bảo tồn vô số nét văn hoá và công trình kiến trúc độc đáo. Ghé thăm điểm đến du lịch này, du khách nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng các địa danh dưới đây:

#1. Chùa Cầu Hội An – Biểu tượng của Hội An

Chùa Cầu Hội An được ví như một viên ngọc sáng giữa bầu trời mùa thu. Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và nằm ngay trong trung tâm phố cổ. Để tới sân chùa, du khách cần phải bước qua chiếc cầu nhỏ bắc ngang sông Hoài hết mực thơ mộng.

Điểm nhấn của ngôi chùa nằm ở kiến trúc xây dựng mái che. Vật liệu được sử dụng trong công trình là gỗ. Trên mỗi một tấm mái lại điểm xuyết nhiều hoạ tiết có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh đào. Trải qua hơn 400 năm, các chi tiết kiến trúc độc đáo vẫn được bảo tồn và gìn giữ một cách cẩn thận. Vào mỗi tối, bóng chùa Cầu in xuống mặt nước lung linh, phản chiếu một hình ảnh uy nghiêm nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Một thoáng chùa Cầu về đêm
Một thoáng chùa Cầu về đêm

Xưa kia, chùa Cầu từng là bến cảng giao thương sầm uất nhất nhì Hội An. Chính vì vậy, tại đây, du khách luôn tìm thấy được nhiều chi tiết thể hiện rõ sự giao thoa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản. Góc check in được yêu thích nhất ở chùa Cầu phố cổ Hội An là cạnh cây cầu bắc ngang sông Hoài

#2. Nhà cổ Tấn Ký 

Nhắc đến phố cổ Hội An, hẳn rằng không ít người nghĩ ngay tới nhà cổ Tấn Ký đúng không? Đây vốn là căn nhà cổ thu hút hàng triệu du khách quốc tế trong nhiều năm qua tới ghé thăm, check in. 

Nhà cổ được xây dựng với các nét kiến trúc giao thoa Việt – Trung – Nhật. Tính đến thời điểm hiện tại, nhà cổ đã có niên đại hơn 200 năm. Được biết, xưa kia, nhà cổ Tấn Ký là nơi sinh sống của gia tộc họ Lê. Bên trong nhà cổ có khá nhiều gian. Mặt trước, chủ nhà dùng để buôn bán. Mặt sau, nhà cổ gia tộc họ Lê dùng để nhập hàng hoá từ các thương nhân quốc tế.

Cận cảnh nhà cổ Tấn Ký
Cận cảnh nhà cổ Tấn Ký

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là trận lũ năm 1964, ngôi nhà vẫn giữ trọn vẹn nét kiến trúc xưa. Trong nhà cổ hiện tại đang trưng bày rất nhiều hiện vật quý hiếm. Con cháu đời sau của gia tộc họ Lê cũng đang cố gắng gìn giữ mọi nét kiến trúc xưa và bảo tồn các giá trị văn hoá cha ông để lại.

Điều đáng nói là nhà cổ Tấn Ký đã được công nhận là Di sản văn hoá quốc gia. Ngôi nhà cũng là nơi duy nhất ở phố cổ Hội An đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia trong và ngoài nước ghé thăm, hội họp.

#3. Nhà cổ Phùng Hưng

Trong danh sách các nhà cổ ở Hội An không thể không nhắc đến cái tên Phùng Hưng. Ngôi nhà này được xây dựng từ thế kỷ 19. Tính đến thời điểm hiện tại, tuổi đời của nhà đã hơn 100 năm tuổi.

Chủ nhân của nhà cổ trước đây là một thương gia giàu có và nổi tiếng bậc nhất cả nước. Ông đã đặt tên căn nhà là Phùng Hưng với mong muốn gia đình luôn hưng thịnh, tiền tài tấn tới. Kiến trúc ngôi nhà mang đầy đủ các nét văn hoá của Nhật – Trung – Việt. Phần gác của ngôi nhà được thiết kế với nhiều thanh gỗ cao. Quanh ngôi nhà là dãy hành lang rộng lớn, làm từ chất liệu gỗ.

Không gian bên trong nhà cổ
Không gian bên trong nhà cổ

Điểm nhấn đặc biệt của nhà cổ Phùng Hưng chính là hệ thống cửa thượng song hạ bản. Với kiến trúc này, nhà luôn thoáng mát, tràn đầy khí lực. Ở cửa chính, chủ nhà đã cho thiết kế với 2 mắt cửa lớn với ý nghĩa tâm linh bảo vệ cho cả nhà trước tà ma.

#4. Nhà cổ Quân Thắng

Khác với những ngôi nhà cổ khác, nhà cổ Quân Thắng mang đậm phong cách kiến trúc của Trung Hoa. Ngôi nhà được chính thức khởi công và xây dựng vào khoảng thế kỷ 17. Nhà có 2 mặt giáp phố, đặc biệt thuận lợi cho hoạt động kinh doanh buôn bán. Đi từ ngoài vào, du khách sẽ nhìn thấy gian mặt tiền – nơi trưng bày rất nhiều đồ lưu niệm

Khu vực trưng bày cổ vật ở nhà cổ
Khu vực trưng bày cổ vật ở nhà cổ

Khi đi sâu vào bên trong, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh sân trời và gian thờ cúng tổ tiên cùng với Quan Thánh Đế Quân. Sau cùng là không gian sinh hoạt của cả gia đình chủ nhà. Điểm nhấn nổi bật của ngôi nhà cổ này chính là các đường nét chạm trổ, điêu khắc ở tường, vách, cột, hoành phi… Tất cả các chi tiết đều được thực hiện một cách tinh xảo, thể hiện trọn vẹn sự tài hoa của nghệ nhân và túi tiền rủng rỉnh của gia chủ.

Ngoài ra, phần mái ngói cũng là một điểm nhấn. Gia chủ lớp ngói âm dương, mái cong giống hệt như chiếc vỏ cua vậy. Điều này giúp điều hoà không khí cho căn nhà, mát mẻ khi hè tới, ấm áp vào lúc xuân sang.

#5. Nhà cổ Đức An

Sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc nếu như du khách ghé thăm phố cổ Hội An mà chưa tới check in nhà cổ Đức An. Mặc dù tuổi đời không quá nổi bật nhưng nơi đây vẫn mang đậm dấu ấn lịch sử của Hội An thời kỳ hoàng kim. Trước đây, nhà cổ là nơi hội họp của vô số nhà tri thức yêu nước 

Đồng thời, đây cũng là nơi lưu trữ rất nhiều tác phẩm của Phan Châu Trinh ở phong trào Duy Tân. Bước sâu vào trong căn nhà, du khách còn có cơ hội chứng kiến rất nhiều hình ảnh, kỷ vật của nhà cách mạng – Cao Hồng Lãnh.

Một thoáng nhà cổ Đức An
Một thoáng nhà cổ Đức An

Điểm đặc biệt trong kiến trúc của nhà cổ Đức An chính là sử dụng gỗ kiềng kiêng. Loại gỗ này chỉ có ở mảnh đất Quảng Nam. Mỗi khi nhìn vào ngôi nhà cổ, chúng ta đều bị hớp hồn bởi nét đẹp trầm mặc và sự thoáng mát. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ không ngừng hoài niệm về một thời xa xưa.

Những Hội Quán Sầm Uất Một Thời

Không chỉ nhà cổ, phố cổ Hội An còn là nơi hội tụ rất nhiều hội quán sầm uất và mang giá trị lịch sử lớn như:

  • Hội quán Phúc Kiến: Đây là hội quán có quy mô rộng và đẹp nhất ở phố cổ. Hội Án được xây dựng với khu chính điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, bà chúa Sinh Thai cùng 12 bà mụ khác. Ở trung điện hội quán có hòn non bộ to lớn với bức tượng cá chép vượt vũ môn ấn tượng. Phía sau hậu tẩm là khu vực du khách có thể dâng hương để cầu mong sức khoẻ, tài lộc và công danh.
  • Hội quán Triều Châu (Chùa Ông): Được xây dựng từ năm 1854 bởi cộng động người Triều Châu. Ban đầu, hội quán được xây dựng với mục đích chính là thờ phụng các vị thần cai quản sông biển và nơi người dân đến cầu nguyện về các chuyến ra khơi thuận lợi, bình an. Về sau, hội quán trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của người Triều Châu. Điểm nổi trội của hội quán là nghệ thuật chạm trổ và đắp nổi. Toàn bộ các cột gỗ, rường giả, cổng tam quan của hội quán đều được trang trí với nhiều chi tiết bằng sành sứ, gốm màu sắc. 
  • Hội quán Quảng Đông: Được xây dựng từ năm 1885, nơi đây từng là khu vực sinh hoạt cộng đồng và hội họp, thờ cúng tín ngưỡng của người Quảng Đông. Bên trong hội quán có khu vực thờ Quan Công. Kiến trúc của hội quán mang đậm phong cách của người Quảng Đông – đường bệ, uy nghi và có sắc đỏ rực rỡ. 
Cổng vào hội quán Phúc Kiến
Cổng vào hội quán Phúc Kiến

Các bảo tàng lịch sử văn hóa nổi tiếng

Chắc chắn rồi, nhắc đến phố cổ Hội An chúng ta đều không thể bỏ qua các bảo tàng lịch sử văn hoá nổi tiếng dưới đây:

  • Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa Hội An: Đây là điểm đến tuyệt nhất cho những ai muốn nhìn toàn diện về lịch sử của Hội An qua các thời kỳ. Có tới 434 hiện vật gốc cùng với rất nhiều tư liệu quý giá được bảo tồn ở đây. Các hiện vật nổi bật gồm có đồ gốm sứ, công cụ lao động, đồ trang sức….
  • Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh: Đúng như tên gọi, bảo tàng này lưu giữ toàn bộ nét đặc biệt của người Sa Huỳnh. Trong bảo tàng hiện đang trưng bày hơn 1000 hiện vật như: mộ chum, đồ tuỳ táng, các loại đồ trang sức ngọc bích, mã não… Những hiện vật này phần lớn được các nhà khảo cổ học khai quật ở Hội An và Quảng Nam. Nhìn vào những hiện vật này, du khách sẽ thêm một lần hiểu về thương cảng sầm uất Hội An xưa.
  • Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An: Bảo tàng nằm ở số 33 Nguyễn Thái Học, phường Minh An. Tại bảo tàng, rất nhiều tài liệu giới thiệu về đời sống, văn hoá, sinh hoạt cũng như các nghề thủ công truyền thống của người dân Hội An xưa. Có hơn 490 hiện vật được trưng bày ở bảo tàng. Các chủ đề hiện vật nổi bật gồm: văn hoá ẩm thực (là các dụng cụ làm bếp, hình ảnh món ăn đặc trưng) của phố cổ, đời sống sinh hoạt, nghệ thuật trình diễn và nghề thủ công như: làm gốm, đèn lồng, dệt lụa
 Bảo tàng - Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý
Bảo tàng – Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý

Nhà thờ tộc Trần cổ kính

Nằm ở số 21 Lê Lợi, nhà thờ tộc Trần là điểm du lịch phố cổ Hội An được nhiều bạn trẻ yêu thích. Công trình kiến trúc này được xây dựng năm 1802 bởi quan họ Trần. Ban đầu, ngôi nhà được xây dựng với mục đích thờ cúng tổ tiên của dòng họ Trần. Đến nay, nhà thờ còn được biết tới là minh chứng rõ ràng nhất cho sự giao thoa kiến trúc của Trung – Nhật và Việt Nam.

Lối vào nhà thờ tộc Trần trở thành điểm check in yêu thích của nhiều người
Lối vào nhà thờ tộc Trần trở thành điểm check in yêu thích của nhiều người

Sự giao thoa này thể hiện rất rõ trong hệ thống cột chèo, mái ngói âm dương cùng rất nhiều chi tiết chạm khắc tinh xảo. Khuôn viên của nhà thờ vô cùng rộng rãi, diện tích lên đến 1.500m2. Bao quanh khu vườn là rất nhiều ao sen và các công trình phụ trợ. Điều này tạo nên cho nhà thờ mộ không gian sống trang nghiêm, thanh tịnh và phản ứng rõ nét nhất các tín ngưỡng của gia tộc Trần quyền quý trước kia.

Trải qua hơn 200 năm, đến nay, nhà thờ tộc Trần vẫn được con cháu bảo tồn, gìn giữ nét đẹp xưa. Trong các album văn hoá kiến trúc Hội An của rất nhiều du khách, hình ảnh nhà thờ tộc Trần luôn chiếm thế thượng phong. Bởi dù chụp ở góc độ nào, nhà thờ vẫn đẹp và thu hút đến lạ kỳ.

Giá vé tham quan nhà thờ tộc Trần hiện nay đang được áp dụng như sau:

  • Người Việt Nam: 80.000 VNĐ/người
  • Du khách quốc tế: 120.000 VNĐ/người

Các trải nghiệm văn hóa đặc sắc không nên bỏ lỡ

Bên cạnh những địa điểm du lịch phố cổ Hội An cổ kính trên thì du khách cũng đừng quên tự mình trải nghiệm các nét văn hoá độc đáo dưới đây:

Đắm chìm trong đêm rằm tại Hội An

Vào đêm 14 âm lịch mỗi tháng, tại phố cổ Hội An luôn có lễ hội đêm rằm. Màn đêm buông xuống, cả phố đi bộ được thắp lên với hàng triệu ánh đèn lồng rực rỡ. Mọi con phố hay trong từng góc nhỏ đều được chiếu sáng bởi hàng ngàn ánh đèn lung linh và đủ đầy màu sắc. Thử mường tượng chút thôi đã cảm thấy thật “Đã” và muốn hoà mình trong không khí này đúng không?

Đêm rằm phố cổ thường nhộn nhịp, vui tươi
Đêm rằm phố cổ thường nhộn nhịp, vui tươi

Đối với những cặp đôi du lịch phố cổ vào khoảng thời gian này đừng quên trải nghiệm cảm giác thả hoa đăng. Mỗi một ngọn đèn được thả trôi trên sông không đơn thuần mang tới cảnh sắc đêm rằm thơ mộng mà còn biểu đạt cho mong muốn về một tình yêu bền vững. Thả một chiếc đèn, tình yêu của 2 bạn sẽ càng thêm phần gắn kết và vĩnh cửu. Đây chắc chắn là một khoảnh khắc mà cả 2 đều mãi ghi nhớ và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu đôi lứa.

Thả đèn hoa đăng trên sông Hoài

Đây là hoạt động mà rất nhiều du khách quốc tế yêu thích khi tới phố cổ Hội An. Với trải nghiệm này, du khách sẽ được ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ của người dân, đi ra phía xa bờ và thả những ngọn đèn hoa đăng cùng ước nguyện xuống dòng sông.

Ngay từ khi bước lên thuyền, tận mắt nhìn thấy hàng triệu đèn hoa đăng được thả xuống sông và phát sáng từ phía xa xa, trái tim của nhiều du khách đã không ngừng thổn thức. Gác lại sự bồi hồi đó, du khách tự tay vuốt ve chiếc đèn hoa đăng của mình và thả trôi từ từ xuống dòng nước. Trong khoảnh khắc này, mọi bộn bề, lo lắng dường như đều tan biến. 

Thả đèn hoa đăng lãng mãn trên sông Hoài
Thả đèn hoa đăng lãng mãn trên sông Hoài

Tiếp tục dõi theo hành trình của đèn và đưa mắt ra xa, tận hưởng bầu không khí an yên trên dòng sông. Bạn sẽ có cảm tưởng rằng, bản thân đang lạc bước vào tiên cảnh – nơi mọi sự bình yên lan toả tới tận sâu trong thể xác lẫn tâm hồn. Nghĩ thôi đã thấy thật tuyệt vời đúng không? Đây cũng chính là lý do mà rất nhiều du khách quốc tế tìm về phố cổ và có mong  muốn được thả đèn hoa đăng một lần trên sông Hoài.

Khi trải nghiệm, các bạn đừng quên check in tấm hình đẹp mắt cùng dòng sông Hoài và những dải đèn hoa đăng trên sông nhé! Tin rằng, bức hình mà bạn có trong tay sẽ mãi in hằn trong ký ức về một Hội An yên bình và thơ mộng.

Nghe Bài Chòi di sản văn hóa phi vật thể

Bài Chòi vốn là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo nhất ở mảnh đất miền Trung thương nhớ. UNESCO đã công nhận Bài Chòi là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Chính vì thế, đặt chân tới phố cổ Hội An mà không một lần thử nghe Bài Chòi thì thực đáng tiếc.

Nghe bài Chòi ở phố cổ
Nghe bài Chòi ở phố cổ

Tại Hội An, đơn vị tổ chức thường trải chiếu trên phố hoặc nơi có khoảng sân rộng. Buổi biểu diễn bắt đầu với sự hô tên quân bài của người anh/chị hiệu. Giọng điệu hô hát lúc thì trữ tình, lúc hào sảng có lúc lại hóm hỉnh khiến cho ai nấy đều thích thú. Không chỉ thế, những người này còn kể chuyện, đối đáp và giao lưu cùng khán giả trong buổi biểu diễn. 

Phía dưới, những người đánh bài ngồi trong chòi con, lắng nghe các anh/chị hiệu hô hát và dò bài đúng nhịp. Khi cả 3 quân bài trên thể của người chơi đã được hô và anh/chị hiệu xác nhận thì người chơi sẽ thắng cuộc. Kết thúc buổi biểu diễn là tiếng trống, tiếng reo vang của người chiến thắng và khán giả xung quanh.

Tham quan các làng nghề truyền thống gần Hội An

Việc tham quan các làng nghề truyền thống ở gần phố cổ Hội An là cơ hội để giúp du khách hiểu sâu hơn về đời sống, văn hoá của người dân địa phương. Gần Hội An có 3 làng nghề truyền thống nổi bật nhất là:

  • Làng gốm Thanh Hà: Làng nghề nằm cách phố cổ khoảng chừng 3km. Với hơn 500 hình thành, phát triển và gìn giữ, nơi đây mang nét đẹp mộc mạc, yên bình mà hiếm nơi nào có được. Ghé thăm làng nghề này, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các kỹ thuật chuốt gốm điêu luyện của nghệ nhân trong làng. Thêm vào đó, các bạn còn được tự tay tạo ra nhiều tác phẩm gốm mang đậm màu sắc cá nhân. Hơn nữa, bạn còn được thưởng làm và chọn muôn vàn món quà gốm Thanh Hà cho người thân. Ngoài ra, không khí ở làng nghề vô cùng an yên và có nhiều góc sống ảo độc đáo cho bạn mặc sức check in.
  • Làng rau Trà Quế: Tên gọi của làng nghề được đặt bởi vua triều Nguyễn. Nơi đây nổi bật với những thửa rau xanh tươi tốt và được tưới hoàn toàn từ nguồn nước sạch. Ghé thăm làng nghề, du khách sẽ được trải nghiệm hoá thân thành những người trồng rau thực thụ. Sau đó, tham gia các lớp học nấu ăn ở làng và chụp ảnh sống ảo giữa những thửa rau xanh mát.
  • Làng mộc Kim Bồng: Đây là một làng nghề truyền thống có nhiều công trình nghệ thuật độc đáo nhất ở Hội An. Tới đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình hoàn thiện của một tác phẩm gỗ. 
Trải nghiệm ý nghĩa ở làng gốm
Trải nghiệm ý nghĩa ở làng gốm

Xem show “Ký ức Hội An” hào hùng

Đến phố cổ Hội An nhưng chưa từng xem show diễn “Ký Ức Hội An” thì quả là một quyết định sai lầm lớn. Bởi đây là show diễn lớn, công phu và hoành tráng bậc nhất phố cổ. Mỗi một phân cảnh trong show diễn đều được đầu tư tỉ mỉ, gắn liền với nhiều câu chuyện ý nghĩa. Tham gia show diễn là dàn diễn viên hơn 500 người cùng với hệ thống sân khấu, ánh đèn với diện tích 25.000 m2. 

Sân khấu show diễn hoành tráng
Sân khấu show diễn hoành tráng

Trong show diễn, các giai đoạn phát triển của phố cổ được lồng ghép một cách liền mạch. Mở đầu là màn Sinh Mệnh, diễn tả lại hình ảnh của Hội An thuở khai hoang lập ấp. Tiếp đó là màn Đám Cưới, biểu diễn lại các nét văn hoá độc đáo thời kỳ Chăm Pa ở Hội An.

Sau đó tới màn biểu diễn Đèn và biển, cho du khách biết về những hình ảnh Hội An trong giai đoạn chuyển mình. Tiếp đó là màn diễn Hội Nhập – đưa du khách về thời kỳ giao thoa văn hoá đa quốc gia, về một xứ cảng sầm uất và nhộn nhịp trước kia.

Điểm nhấn của show diễn nằm ở màn trình diễn Áo Dài. Chỉ trong 1 giờ đồng hồ thôi, khán giả trải qua vô số cung bậc cảm xúc vui buồn, hạnh phúc và tự hào về người Việt Nam anh hùng. 

Có thể nói rằng, show diễn Ký Úc Hội An chính là nơi mà bạn có thể cảm nhận rõ nét nhất về phố cổ qua câu chuyện, hình ảnh, âm thanh trong từng giai đoạn. Mỗi một cảm xúc trong show diễn đều chân thành và lắng đọng đến khó tả.

May đo áo dài lấy nhanh độc đáo

Phố cổ Hội An còn được biết tới là một thiên đường may đo áo dài lấy ngay. Các cô chủ thợ đều là những người có tay nghề và kỹ thuật may thủ công độc đáo. Họ có thể lấy so đo của khách và may một áo dài đúng mong muốn của bạn chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Điều đáng nói là giá may không cao, chỉ dao động từ 300.000 VNĐ.

May áo dài lấy ngay, giá rẻ quanh phố cổ
May áo dài lấy ngay, giá rẻ quanh phố cổ

Chính vì thế, đây chắc chắn là một trải nghiệm độc đáo mà du khách không nên bỏ lỡ tại phố cổ. Không chỉ được mang về bộ áo dài ưng ý trong thời gian ngắn mà còn không cần phải chi trả quá nhiều tiền. 

Ẩm thực phố cổ Hội An nên thử một lần

Ẩm thực cũng là một yếu tố khiến nhiều du khách quốc tế mãi nhung nhớ về phố cổ Hội An. Đặc biệt là hương vị của các món dưới đây:

Cao Lầu – Linh hồn ẩm thực Hội An

Nhắc đến phố cổ Hội An, ai ai đều nghĩ ngay tới món Cao Lầu. Món ăn này đã có từ rất lâu đời và chịu ảnh hưởng bởi hương vị của ẩm thực Trung Hoa và Nhật Bản. Cao lầu được làm từ phần nguyên liệu chính là thịt, tôm, xá xíu, rau sống cùng với rất nhiều loại gia vị ngọt thơm, cay nồng và sợi mì dai ngon.

Món ăn nổi tiếng ở phố Hội
Món ăn nổi tiếng ở phố Hội

Nước dùng món cao lầu thường được cho rất ít. Thế nhưng, nó lại đậm vị và đặc biệt đến khó tả. Nước dùng cũng chính là phần linh hồn của món ăn này.

Muốn thưởng thức cao lầu tròn vị ở Hội An, du khách phải ghé:

  • Quán cao lầu Liên: Số 09 đường Thái Phiên
  • Quán cao lầu của Bà Bé: nằm ngay trong chợ Hội An – Số 19 đường Trần Phú
  • Quán cao lầu Thành: Nằm ở số 21B Thái Phiên

Mì Quảng – Hương vị đậm đà xứ Quảng

Đã đặt chân đến phố cổ Hội An thì nhất định phải nếm thử hương vị của món mì Quảng. Món ăn dân giã, mộc mạc nhưng lại hết mực tinh tế. Giới sành ăn bao giờ cũng tấm tắc khen ngợi mùi vị mà món mì Quảng ở Hội An mang lại.

Sợi mì trong bát màu trắng đục, mềm và dài. Phần nước dùng thơm mùi gạo, có vị beo béo. Khi ăn, mì được trộn cùng với đậu phộng, tôm, thịt , trứng và chút rau sống thanh mát. Sau cùng là chút bánh đa giòn tan đúng điệu. Có thể nói rằng, ăn một lần thôi hương vị của mì Quảng cũng đủ để làm du khách ngất ngây và thèm nhỏ dãi khi nghĩ tới.

Thưởng thức mì Quảng vào sáng sớm là tuyệt nhất
Thưởng thức mì Quảng vào sáng sớm là tuyệt nhất

Địa chỉ ăn mì Quảng ngon ở Hội An gồm có:

  • Mì quảng Bà Minh: Quán nằm ở đường Cẩm Hà, phố cổ
  • Mì quảng Cô Sinh: Ở số 170/5 Lý Thường Kiệt
  • Mì quảng ông Hai: Nằm ở số 6A Trương Minh Lượng, Cẩm Châu, Hội An

Bánh Mì Phượng/Madam Khánh

Có lẽ, ai trong số chúng ta cũng đã quá quen thuộc với cái tên Bánh mì Phượng đúng không? Nằm ở số 2B đường Phan Châu Trinh, quán bánh mì này đã  từng được Anthony – một đầu bếp nổi tiếng trên thế giới công nhận là “bánh mì ngon nhất thế giới”.

Bánh mì ở quán có tới 20 loại nhân khác nhau. Các phần nhân được thực khách yêu thích nhất luôn là pate, bò cuộn phô mai, xúc xích, thịt xông khói… Mỗi một loại nhân đều được cô chủ làm tỉ mỉ với nhiều hương vị khác nhau. Khi hoà cùng sự giòn tan, nóng hổi của bánh mì và chút nước sốt lại hấp dẫn đến khó tả.

Thương hiệu bánh mì nổi danh ở Hội An
Thương hiệu bánh mì nổi danh ở Hội An

Địa chỉ quán bánh mỳ Phượng Hội An:

  • Số 2B đường Phan Chu Trinh, phường Cẩm Châu

Cơm Gà Hội An

Cơm gà Hội An cũng là món ăn mà rất nhiều du khách “phải lòng” khi đặt chân đến phố cổ Hội. Có quá nhiều điều để khen ngợi về hương vị của món ăn dân dã này. Từ thịt gà ta xé thơm phức, tươi rói, ngọt thịt cho tới hạt cơm vàng ươm, đều hạt. Ăn cơm cùng với chút gỏi đu đủ và hành tây chua ngọt nữa thì ngon đến bất ngờ.

Một phần cơm gà Hội An đầy đủ
Một phần cơm gà Hội An đầy đủ

Địa chỉ bán cơm gà Hội An ngon nhất là ở:

  • Cơm gà Bà Buội: 22 Phan Chu Trinh
  • Cơm gà A Tý: Ở số 25 – 27 Phan Chu Trinh
  • Anh Xí: 47/2 đường Trần Hưng Đạo, phố cổ Hội An

Bánh Vạc (Bánh Hoa Hồng Trắng)

Nếu bạn tới Hội An và bắt gặp một cơn mưa mùa hạ thì đừng quên ghé vào quán bánh vạc nhé! Vào lúc tiết trời dịu nhẹ, sẽ chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn việc ngồi nhâm nhi đĩa bánh vạc nóng hổi, ngắm nhìn phố xá và tận hưởng âm thanh du dương bên tai.

Chiếc bánh vạc trắng muốt, trong veo lại được tạo hình một cách khéo léo. Vỏ bánh vạc được làm từ chất liệu chính là bột mì. Chúng được lọc đi lọc lại nhiều lần cho đến khi vỏ bánh có độ mịn nhất định. Bên trong, phần nhân bánh được cuộn tôm thịt mặn mà cùng chút hành vi thơm nồng. Khi ăn, chấm bánh cùng nước mắm tỏi ớt chua cay thì ngon phải biết.

Món bánh vạc có hình hoa ở phố
Món bánh vạc có hình hoa ở phố

Địa chỉ tuyệt vời nhất để thưởng thức món bánh Vạc và ngắm phố phường là:

  • Quán Bông Hồng Trắng: Nằm ở số 533 Hai Bà Trưng, Cẩm Phổ
  • Trống Cơm Restaurant: Nằm ngay ở số 92 đường Bạch Đằng, phường Minh An
  • Trung Bắc Restaurant: Nằm ở số 87 đường Trần Phú, phường Minh An

Hoành Thánh Hội An

Quả là không sai khi thốt lên rằng, chưa ăn hoành thánh chưa tới phố cổ Hội An. Dù món ngon này có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng khi về tới Hội An, nó lại mang một hương vị thuần Việt và hợp với khẩu vị người dân nước ta một cách trọn vẹn.

Vỏ hoành thánh vàng ươm, mềm dai. Bên trong là phần nhân tôm thịt đầy đặn. Ăn cùng với hoành thánh là chút gan heo, hẹ, trứng lòng đào… Nếu thích, bạn có thể ăn thêm cùng với chút rau sống ngọt thanh và chấm thêm chút tương ớt cũng rất nịnh miệng.

Bát hoành thánh đậm vị
Bát hoành thánh đậm vị

Đặc sản làm quà khi đi du lịch Hội An

Bên cạnh những món ăn ngay tại phố, du khách cũng đừng quên mua thêm một số món về làm quà cho người thân nhé! Các món quà độc đáo và mang đậm màu sắc của phố cổ Hội gồm có:

Đèn lồng Hội An: Trên khắp các phố phường ở Hội An, chúng ta luôn luôn dễ dàng bắt gặp hình ảnh của đèn lồng. Chúng được bày bán khắp phố phường và đủ loại kiểu dáng, màu sắc. Vì thế, du khách có thể tuỳ ý lựa chọn chiếc đèn lồng như ý nguyện để làm quà lưu niệm nhé!

  • Lụa tơ tằm: Nhắc đến tơ lụa, chúng ta lại không ít lần thổn thức về phố cổ Hội An thời xa xưa đúng không? Hiện nay, trong các cửa hàng bán đặc sản hoặc ở làng lụa Hội An đều có nhiều tấm lụa được bày bán. Các bạn có thể mua theo tấm hoặc theo từng món làm từ chất liệu lụa tinh tế, thanh lịch về làm quà.
  • Đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gốm: Ở Hội An có làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng. Vì thế, các bạn có thể tới làng nghề và tự tay làm các món đồ thủ công hoặc chọn mua nhiều món quà lưu niệm từ gỗ, gốm…
  • Đặc sản khô: Các đặc sản khô ở Hội An được nhiều du khách yêu thích và mua về làm quà gồm có: bánh đậu xanh, rượu Hồng Đào, tương ớt, mắm thính…
Đèn lồng ở Hội An vừa đẹp vừa có đủ kiểu dáng
Đèn lồng ở Hội An vừa đẹp vừa có đủ kiểu dáng

Ở đâu khi du lịch Hội An?

Phố cổ Hội An vào mỗi mùa đều có nét đẹp riêng. Thế nhưng, mùa cao điểm du lịch ở đây thường là vào mùa hè. Vì thế, nếu bạn có ý định du lịch phố cổ vào mùa này, hãy tìm hiểu kỹ về nơi lưu trú, đặt phòng trước để có giá tốt nhất nhé!

Giá khách sạn, resort 5 sao Hội An thường dao động từ 1.500.000 VNĐ/đêm. Các resort khách sạn này đều mang đến đầy đủ tiện nghi, cho phép du khách nghỉ dưỡng thực thụ với nhiều dịch vụ cao cấp nhất.

Trong khi đó, homestay lại giúp du khách tiết kiệm hơn và phục vụ nhiều đối tượng du khách đi theo nhóm hoặc đi một mình. Homestay được chăm chút về mặt kiến trúc, decor vườn cây xinh đẹp, phòng rộng, thoáng. Giá nghỉ ở homestay thường dao động từ 200.000 VNĐ/đêm/người.

Ở Hội An có nhiều loại phòng lưu trú cho bạn lựa chọn
Ở Hội An có nhiều loại phòng lưu trú cho bạn lựa chọn

Danh sách các resort, khách sạn, homestay được nhiều du khách ưng ý nhất gồm có:

  • Sunrise Premium Resort: Nằm ngay trên đường Âu Cơ
  • Citadines Pear LiV Resort: Toạ lạc gần biển An Bàng
  • KOI Resort & Spa Hội An: Nằm ngay trên đường Âu Cơ trước biển Cửa Đại
  • Palm Resort: Đường Lạc Long Quân, phường Cẩm An
  • Anio Hotel: Toạ tại Số 3 Lê Đình Thám, Cẩm Sơn, Hội An
  • Anantara Hotel: Khách sạn nằm ở Số 1 Phạm Hồng Thái, Phường Cẩm Châu
  • An Bàng Garden Homestay: Nằm ngay trên đường đường Nguyễn Phan Vinh kéo dài
  • Loong Boong Homestay: Địa chỉ cụ thể của homestay là 172 Nguyễn Tri Phương, Cẩm Nam

Lưu ý khi du lịch Hội An cho du khách

Đồng ý rằng, du lịch phố cổ Hội An là một lựa chọn lý tưởng. Thế nhưng, để chuyến đi thêm phần trọn vẹn, vui vẻ, du khách cần chú ý những điều dưới đây:

  • Hội An không lớn nhưng lại có nhiều công trình kiến trúc đẹp đẽ và vô vàn điểm check in độc đáo. Vì thế, du khách nên dành ít nhất là 2 ngày 1 đêm để khám phá trọn vẹn Hội An. Ngày thứ nhất, các bạn có thể dạo quanh phố cổ, chơi ở bờ biển Cửa Đại, đêm đến thì thả đèn hoa đăng. Ngày thứ hai, quẩy hết mình trong không gian VinWonder Hội An và mua đặc sản làm quà cho người thân, bè bạn.
  • Về phương tiện di chuyển, du khách có thể đi xe đạp nếu muốn dạo quanh phố cổ và hóng mát. Trường hợp muốn di chuyển thuận tiện tới các địa điểm du lịch khác của Hội An hãy thuê xe máy. Hãy chọn đi xích lô khi bạn muốn trải nghiệm thi vị giữa lòng phố cổ và check in nhiều bức hình độc đáo
  • Khi đến các địa điểm tâm linh, chùa chiền ở Hội An hãy ưu tiên những trang phục kín đáo, lịch sự. 
  • Khi mua sắm ở các chợ Hội An, hãy mạnh dạn trả giá để mua được sản phẩm với mức giá tốt nhất
  • Nếu đặt may quần áo, hãy dự trù về khoảng thời gian bạn cần nghệ nhân sửa một số chi tiết để có bộ đồ đúng ý
  • Vào những dịp rằm hoặc tết truyền thống, du khách nên chủ động đặt trước khách sạn để đảm bảo có phòng và không phải chi trả với giá cao.
Du khách nên book xe, vé máy bay, phòng trước khi đi
Du khách nên book xe, vé máy bay, phòng trước khi đi

Thuê xe tham quan Hội An cùng Hoài Travel

Bạn đang đắn đo về kế hoạch đi phố cổ Hội An nhưng chưa biết thuê xe của đơn vị nào? Hãy tham khảo ngay dịch vụ tại Hoài Travel. Đây là một trong số các đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê xe đường dài uy tín bậc nhất cả nước. Hoài Travel luôn chăm chút về xe cộ, tài xế và đội ngũ nhân viên hỗ trợ. 

Hoài Travel cho thuê Đà Nẵng các dòng xe
Hoài Travel cho thuê Đà Nẵng các dòng xe

Đơn vị luôn cố gắng mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời nhất cho quý khách. Khi sử dụng dịch vụ thuê xe tại đơn vị, Hoài Travel cam kết với quý khách rằng:

  • Xe đa dạng: Chúng tôi cho thuê xe Đà Nẵng đi Hội An với đa dạng các dòng xe từ xe 4 chỗ, 7 chỗ đến 16 chỗ. Tất cả những chiếc xe cho thuê đều mới, được bảo dưỡng định kỳ. Từ đó, đảm bảo cao sự an toàn và tiện nghi tuyệt nhất cho khách hàng
  • Tài xế chuyên nghiệp, nhiệt tình, tâm lý: Đội ngũ tài xế mà Hoài Travel đào tạo luôn là những người có kinh nghiệm lâu năm, vui vẻ, hài hước và sẵn sàng cung cấp các thông tin mà du khách cần. 
  • Lịch trình xe linh hoạt: Hoài Travel cho phép quý khách toàn quyền sắp xếp lịch trình tham quan theo ý muốn. Các bạn có thể tự lên kế hoạch hoặc không có ý tưởng thì đơn vị sẽ thiết kế dựa trên nhu cầu của quý khách.
  • Minh bạch về giá dịch vụ, nói không với các khoản phụ phí

Liên hệ tới đơn vị để biết chi tiết hơn:

THUÊ XE HANA

Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Hoài Travel

Tổng Kết

Phố cổ Hội An nhiều năm nay vẫn luôn giữ vững phong độ, nằm trong danh sách top đầu địa điểm nên đặt chân đến một lần ở Việt Nam. Nét đẹp cổ kính cùng với ẩm thực, văn hoá ở nơi đây luôn là điều gì đó khiến chúng ta khó chối từ. Nếu có thời gian, các bạn cũng đừng quên lên kế hoạch chinh phục mảnh đất này nhé!

Rate this post
Hotline: 0905659292Zalo: 0905659292Đặt Xe