Đối với phụ nữ mang thai, việc di chuyển bằng các phương tiện giao thông cần phải thật cẩn thận hơn so với bình thường để đảm bảo an toàn cho cả thai nhi và mẹ và thai. Vậy bà bầu đi xe ô tô đường dài có được không và cần lưu ý gì khi di chuyển bằng phương tiện này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!

Bà bầu đi xe ô tô đường dài có được không?
Bà bầu đi xe ô tô đường dài có được không?

Mục Lục

Bà bầu đi xe ô tô đường dài có sao không?

Khi mang thai phụ nữ có những sự thay đổi tâm sinh lý làm ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của các bà bầu. Trong đó, giai đoạn mang thai được chia thành 3 giai đoạn tương ứng với các kỳ tam cá nguyệt. Cứ 3 tháng sẽ được xếp vào một tam cá nguyệt. Ở mỗi thời kỳ tam cá nguyệt bà bầu thường sẽ gặp nhiều triệu chứng khác nhau về sinh lý, sinh hoạt…

Thông thường ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi về hormone estrogen và hormone chorionic gonadotropin (hCG). Sẽ làm cho mẹ bầu gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, ốm nghén và buồn nôn… Trường hợp mẹ bầu hay buồn nôn và ốm nghén quá nặng thì việc di chuyển xe ô tô không được khuyến khích. Bởi vì điều này có thể làm tăng thêm tình trạng ốm nghén của mẹ bầu. Làm cho cơ thể dễ mệt mỏi và dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan.

Bà bầu đi xe ô tô đường dài có sao không?
Bà bầu đi xe ô tô đường dài có sao không?

Đến thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và ba. Thai nhi đã phát triển và bụng mẹ bầu cũng lớn dần lên. Sức nặng của cơ thể mẹ cũng tăng lên, vì vậy việc di chuyển sẽ nặng nhọc hơn khi về thời kỳ cuối của thai kỳ. Chính vì thế, theo khuyến cáo của chuyên gia, thời gian an toàn nhất để bà bầu đi xe ô tô đường dài với những chuyến đi xa là khoảng 3 tháng giữa của thai kỳ.

Mẹo hay: Tại sao đi xe bị ù tai? 6 Cách trị ù tai khi đi xe “vi diệu”

Những lưu ý cho bà bầu đi xe ô tô đường dài

Tuy lời khuyên của các chuyên gia là hạn chế cho bà bầu đi xe ô tô đường dài. Nhưng nếu bắt buộc, bất khả kháng thì các bà bầu cần lưu ý các nội dung Xe Đà Nẵng đi Hội An liệt kê sau đây:

Chọn vị trí ghế ngồi an toàn, thoải mái

Đối với các  bà bầu, ghế sau ở giữa sẽ là chỗ an toàn nhất trong xe (trong trường hợp có thắt dây an toàn). Nhưng nếu bạn ngồi ở ghế phía trước, hãy kéo ghế lùi ra sau xa nhất có thể. Để bảo vệ bụng của mẹ bầu trong trường hợp túi khí bung ra. Như vậy bầu 8 tháng đi xe đường dài được nếu có được vị trí ngồi an toàn và thoải mái nhất.

Bà bầu đi xe ô tô đường dài cần điều chỉnh ghế ngồi an toàn, thoải mái
Bà bầu đi xe ô tô đường dài cần điều chỉnh ghế ngồi an toàn, thoải mái
Vị trí ngồi an toàn nhất trong xe ô tô cho bà bầu
Vị trí ngồi an toàn nhất trong xe ô tô cho bà bầu

Chuẩn bị tư trang đầy đủ

Cần chuẩn bị đầy đủ thức ăn và sữa uống để tránh tình trạng mẹ bầu bị tụt huyết áp hoặc bị đói bụng. Dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu. Trước khi khởi hành, bà bầu nên ngủ đủ giấc vào đêm trước và tránh ăn quá no hay bụng đói. Tốt nhất là ăn các thức ăn dễ tiêu trước khi lên xe ít nhất khoảng 2 giờ. Có thể đem theo gối, đệm để dùng trên nằm hay ngồi trên xe như kê cổ, kê lưng hay gác chân…

Giữ ấm cơ thể, mặc quần áo thoải mái

Mẹ bầu 5 tháng có nên đi xe máy đường dài? Việc đi ngồi trên xe máy đường dài mẹ bầu phải tiếp xúc trực tiếp với thời tiết. Vì vậy mẹ bầu nên xem trước dự báo thời tiết. Để chuẩn bị quần áo cho phù hợp trong suốt quãng đường di chuyển.

Giữ ấm cơ thể, mặc quần áo thoải mái
Giữ ấm cơ thể, mặc quần áo thoải mái

Nên đi cùng người thân nếu đi xe khách

Bà bầu đi xe khách đường dài có sao không? Câu trả lời là không sao nếu bạn có người thân hỗ trợ đi cùng. Nên có người thân đi cùng để hỗ trợ và theo dõi. Đặc biệt là mang vác đồ đạc cho bà bầu không để họ mang vác vật nặng.

Bà bầu đi xe ô tô đường dài nên có người thân đi cùng
Bà bầu đi xe ô tô đường dài nên có người thân đi cùng

Theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe trước chuyến đi

Bầu 7 tháng có nên đi xe khách đường dài hay không tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Hãy đến bệnh viện kiểm tra và theo dõi sức khỏe của bà bầu trước khi đi để có xử lý kịp thời. Đồng thời mang theo các loại giấy tờ tùy thân, sổ khám chữa bệnh và sổ khám thai,… Để kịp ứng phó trong trường hợp phải đến bệnh viện.

Dừng xe định kỳ để nghỉ ngơi

Bầu 6 tháng có nên đi xe máy đường dài hay không là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Đặc biệt là đối với các mẹ bầu hạn hẹp về kinh phí đi lại. Nếu đi xe máy, bạn chủ động về thời gian. Vì vậy, nên dừng lại nghỉ ngơi để bà bầu có thể đi dạo một chút, không nên ngồi quá lâu trên xe.

nên dừng lại nghỉ ngơi để bà bầu có thể đi dạo một chút
Nên dừng lại nghỉ ngơi để bà bầu có thể đi dạo một chút

Chọn tuyến đường an toàn, ít xóc

Nếu mẹ bầu đi xe đường dài thì không nên chọn đi những đoạn đường xấu như đường gồ ghề, sỏi đá, trơn trượt. Hay đường xóc để giảm thiểu ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Như vậy, bầu 4 tháng có nên đi xe máy đường dài hay bầu 7 tháng đi xe khách được không? Như đã nói ở đầu bài, thời kỳ từ 4 – 6 tháng. Là thời kỳ an toàn nhất để đi xe đường dài. Vì vậy các mẹ bầu có thể yên tâm nhé!

Chọn tuyến đường an toàn, ít xóc
Chọn tuyến đường an toàn, ít xóc

Kết luận

Để đảm bào bà bầu đi xe ô tô đường dài có đủ sức khỏe của thai nhi và mẹ. Thì bạn nên đi ô tô riêng, nếu đi ít người thì có thể thuê xe từ 4 – 7 chỗ, nếu cả đại gia đình nhiều người thì bạn có thể thuê xe 16 – 29 chỗ. Nếu gia đình bạn có thêm trẻ nhỏ. Thì đây là cách chăm trẻ sơ sinh đi xe ô tô đường dài bạn nên đọc ngay.

1/5 - (6 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0905659292Zalo: 0905659292Đặt Xe